Người Nhật nổi tiếng ý thức học tập của họ rất cao, đó là điều đã tạo nên sự thành công cho người Nhật. Học tập những thói quen của người Nhật sẽ giúp bạn cải thiện hơn trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số thói quen của người Nhật mà bạn nên biết.
1. Học tập từ những người đi trước
-
Người đi trước luôn là người có sự hiểu biết và những kinh nghiệm qua nhiều năm làm việc. Chính vì thế học tập họ chính là một phương pháp rèn luyện rất hiệu quả và được người Nhật đề cao.
-
Trong các cuộc họp, khi cần ý kiến của người xung quanh, người Nhật lập tức chia sẻ với người đi trước để nhận được lời giải thích hay lời khuyên hữu ích. Những kinh nghiệm, chia sẻ của người đi trước rất hữu ích, người Nhật sẵn sàng tiếp thu với một thái độ cầu thị.
-
Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn.
__________________________________
2. Nghiêm khắc
-
Người Nhật nổi tiếng về sự nghiêm khắc trong cả cuộc sống học tập và làm việc. Nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ sự thành công.
-
Chúng ta đều biết người Nhật là những người rất chăm chỉ và họ luôn rời khỏi văn phòng làm việc vào lúc rất muộn. Tuy nhiên, họ không đặt quá nhiều sự than vãn về vấn đề đó, mà chỉ muốn hướng đến việc giải quyết nhanh chóng những công việc mà mình đã được giao.
-
Có một điều đặc biệt, đó chính là người Nhật không bao giờ thể hiện những cảm xúc quá nhiều trong các buổi họp, vì họ đề cao sự nghiêm túc tuyệt đối.
-
Ngoài ra, người Nhật coi công việc và cuộc sống tồn tại độc lập với nhau, không để chuyện đời thường làm xao nhãng công việc.
__________________________________
3. Văn hóa làm việc đúng giờ
-
Người Nhật cực kì nghiêm khắc với bản thân về nỗi lo giờ giấc. Đó chính là một đức tính tốt thể hiện sự xem trọng công việc và thái độ tôn trọng người xunng quanh.
-
Việc tới đúng giờ ở đây không đơn giản là tới chính xác so sánh với giờ hẹn mà khái niệm đúng giờ của người Nhật là tới sớm 5 hoặc 10 phút so với giờ đã hẹn trước.
-
Văn hóa đúng giờ của người Nhật là cách để thể hiện sự tôn trọng với người khác, đây là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Ngoài ra, khi đến sớm hơn giờ hẹn trong công việc, học tập còn giúp bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng hơn, tăng hiệu suất công việc.
__________________________________
4. Tôn trọng và giữ lời
-
Nhật Bản được coi là đất nước có tỉ lệ người nói lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi” nhiều nhất trên thế giới. Việc nói lời “Cảm ơn” và “Xin lỗi” là thực hiện bày tỏ sự trân trọng và đề cao mối quan hệ với đối phương.
-
Mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều thể hiện sự tôn trọng nhau qua nhữung cử chỉ nhỏ trong cuộc sống, chẳng hạn như cái cúi đầu chào nhau, những nụ cười chào hỏi khi gặp mặt hay sự thân thiện khi trao đổi công việc.
__________________________________
5. Văn hóa đứng đọc
-
Từ xưa đến nay, Nhật Bản luôn được nhớ đến là đất nước ham đọc sách nhất thế giới. Truyền thống đọc sách của người Nhật thậm chí còn phát triển thành một nét văn hóa dân tộc. Trong đó, văn hóa đứng đọc – tachiyomi được xem là phổ biến nhất. Không khó để bắt gặp được hình ảnh người Nhật đứng đọc chăm chú tại tàu điện, ga chờ, hiệu sách…hay bất cứ đâu.
-
Đây là đặc trưng văn hóa độc đáo của người Nhật khi đứng và làm một công việc gì đó cùng lúc. Hơn nữa còn phản ánh được nếp sống kiên nhẫn của người Nhật khi có thể đứng hàng phút, hàng giờ để chờ xe buýt, tàu điện,…Tận dụng thời gian đứng đợi để làm nhiều việc khác. Điều này không chỉ giúp họ tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm cả diện tích khi mật độ dân số tăng cao tại các đô thị.
__________________________________
6. Tinh thần tập thể
-
Người Nhật rất xem trọng việc làm nhóm. Mọi người luôn chia sẻ công việc cho nhau, lắng nghe những khúc mắc từ đồng nghiệp và từ đó cải thiện công việc hơn.
-
Họ cho rằng mỗi cá thể chính là hạt nhân cấu thành nên xã hội, vì vậy bất kỳ một hành vi nào của cá nhân ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến cả tập thể. Chăm chỉ làm việc và làm hết khả năng của mình vì sự phát triển của tập thể được xem như là chuẩn mực.
-
Một doanh nghiệp sẽ thất bại nếu mỗi cá nhân, thành viên trong đó chỉ quan tâm đến thành tích của riêng mình, không biết quan tâm đến kết quả chung, không vì tập thể mà chỉ ích kỷ chăm chăm thu vén cho mình.
Nguồn: Yuki Dang