Tại Sao Nhà Tuyển Dụng Đòi Hỏi Bằng Cấp? Cách Vượt Quan Rào Cản Bằng Cấp
Thứ hai, 25/05/2020 15:14 (GMT+7)
So với 5 năm trước, khi mà các công ty Nhật vào Việt Nam, đa số các công ty đều thay đổi chính sách tuyển dụng. Trước đây, họ ưu tiên cho các ứng viên sử dụng tiếng Nhật thành thạo và có kinh nghiệm làm việc trong công ty Nhật là được. Bởi vì khi đó rất ít người biết tiếng Nhật và văn hóa Nhật. Nhưng kể từ cuối năm ngoái, các công ty đều đồng loạt nâng mức yêu cầu lên Trung cấp hoặc Cao đẳng. Những vị trí như nhân viên kinh doanh, xuất nhập khẩu, hành chính, trợ lý hay thông dịch còn có thể yêu cầu tốt nghiệp Đại học trở lên. Cao hơn hẳn một bậc so với trước kia.
Nếu như CV quan trọng vì nó bao gồm các thông tin nhà tuyển dụng tìm kiếm ở bước đầu tìm kiếm ứng viên, thì bằng cấp chính là điều kiện để đánh giá những CV này.
Khi mà thời đại hiện nay, người tìm việc nhiều hơn việc làm thì sự cạnh tranh tăng lên rất nhiều lần. Ứng viên ứng tuyển không phải vài chục thì cũng gần trăm. Không thể nào doanh nghiệp phỏng vấn hết từng đó người. Để tránh mất thời gian phỏng vấn và tăng hiệu suất tuyển dụng, việc lọc CV phù hợp và tìm những CV sáng giá là bắt buộc.
Tại vòng phỏng vấn, chắc chắn rất ít khi bạn bị hỏi về bằng cấp, vì chủ yếu ở vòng ngày nhà tuyển dụng chỉ đánh giá 2 yếu tố chính: thái độ và kỹ năng / kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu không qua được vòng sàng lọc CV thì khó mà đến được vòng 2 này. Không thể phủ nhận rằng, giữa hai ứng viên cùng kinh nghiệm, thì người có bằng cấp luôn được ưu tiên phỏng vấn trước. Người ta sẽ mặc định lựa chọn hồ sơ đẹp hơn và có học vấn phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Rất nhiều các bài báo, các ý kiến cho rằng: “Bằng cấp không phải là tất cả” nhưng bằng cấp chính là minh chứng rằng bạn đã được đào tạo bài bản và sẵn sàng đi làm.
Nghĩa là như thế nào, là những người này đã được học qua những kiến thức và kỹ năng cần thiết, đã được dạy về cách tư duy, về phát triển công nghệ mới, xây dựng những quy trình chuyên môn,.... Người tốt nghiệp THPT sẽ khác với người tốt nghiệp Cao đẳng và người tốt nghiệp Cao đẳng sẽ khác với người tốt nghiệp Đại học. Không phải là phân biệt bằng cấp, vì khi vào đến công việc chỉ có hiệu suất làm việc của ai tốt mới biết ai giỏi hơn, nhưng với nền tảng chuyên môn có sẵn sẽ giúp người có học vấn cao dễ dàng hòa nhập và ổn định công việc.
Một ý khác từ các nhà tuyển dụng cho biết, bằng cấp còn đồng nghĩa với việc một người có thái độ chuyên chú và tập trung vào một việc, trong trường hợp này là việc học. Các nhà tuyển dụng, bộ phận Nhân sự của công ty luôn đánh giá cao thái độ của nhân viên trong việc tuyển dụng. Cũng như một sinh viên tốt trường Đại học có tên tuổi luôn đó đánh giá cao hơn sinh viên những trường Đại học khác.
Hoặc trong một ví dụ khác về trợ cấp bằng cấp. Đa số các công ty đều có chế độ phụ cấp bằng: bằng ngoại ngữ, bằng kỹ thuật, bằng quản lí. Đây là công nhận kiến thức của nhân viên và sẵn sàng trả tiền cho những kiến thức đó để vận hành công việc một cách tốt nhất.
Theo bài báo “Bằng cấp hay năng lực: Nhà tuyển dụng nói gì?” đăng trên báo Tuổi Trẻ,
Ông HUỲNH VĂN THÔI (trưởng phòng tư vấn nhân sự Công ty tư vấn nguồn nhân lực HR VN) đã có nhận xét thực tế:
“Với kinh nghiệm tuyển dụng ở một công ty tư vấn nhân lực lớn như chúng tôi, ngoài những công việc liên quan trực tiếp đến lao động chân tay ở các công xưởng, nhà máy... các công ty phần lớn yêu cầu bằng ĐH. Bởi một lý do: những người có bằng ĐH dù sao về mặt trình độ, khả năng vẫn hơn những người không có bằng ĐH. Đồng thời khi tuyển dụng, các công ty vẫn thường dự phòng khả năng cho tương lai, có thể thuyên chuyển, đào tạo thêm một ít để sử dụng nhân viên đó cho những công việc khác hơn, quan trọng hơn.
Chẳng hạn, thực tế một nhân viên tiếp tân không cần đến bằng ĐH, chỉ cần biết giao tiếp, ngoại ngữ... nhưng nếu có bằng cấp đào tạo bài bản, khi cần công ty có thể chuyển đổi nhân viên đó lên làm cho bộ phận hành chính hoặc nhân sự...”
Người ứng tuyển phải hiểu thế mạnh bản thân là gì, mình không có lợi thế về bằng cấp nhưng mình có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể. Nắm rõ bản thân là người có chuyên môn gì, am hiểu chuyên sâu các kiến thức nào, đã có những dự án và ý tưởng trong khoảng thời gian đi làm. Nếu không phải là người quá nhiều kinh nghiệm chuyên môn thì có phải là người sáng tạo, là người quản lí tốt, người có tố chất lãnh đạo hay là người giải quyết vấn đề tốt
Vị trí nhân viên kinh doanh yêu cầu ứng viên linh hoạt, có khả năng giao tiếp. Vị trí nhân viên biên phiên dịch yêu cầu tiếng Nhật phải thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Vị trí nhân viên vận hành máy cần ứng viên nắm rõ các ứng dụng và chức năng của máy.
Khi đó, trong hồ sơ ứng tuyển phải nêu bật được mình có thể làm công việc mà công ty đang tìm kiếm một cách hiệu quả, những kỹ năng của mình là hoàn toàn phù hợp và kinh nghiệm đã có cho vị trí ứng tuyển.
Định hướng cho tương lai gần: sẽ phát triển công việc, cải tiến quy trình làm việc hiệu quả, mang lại năng suất cao.
Định hướng cho tương lai xa: trở thành Quản lí, Trưởng nhóm, Trưởng phòng cùng những dự án có lợi nhuận tốt.
HÃY LUÔN TRANG BỊ THÊM CHO BẢN THÂN
Chắc chắn dù bây giờ hay sau này, bằng cấp luôn là một điều kiện cần cho người lao động đi tìm việc. Tuỳ công việc, ở mỗi vị trí khác nhau có những yêu cầu người phù hợp khác nhau, nhưng người có bằng cấp thực sự vẫn luôn đực ưu tiên, ngoài công việc chuyên môn còn có những yếu tố khác khi làm việc. Nên hãy không ngừng học hỏi, vừa làm vừa học thêm và nghiên cứu chuyên sâu để tăng năng suất công việc và nâng tầm bản thân.
Bạn đang muốn tìm một công việc phù hợp với khả năng và mong muốn của mình? VieclamJapan tư vấn hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ bạn tìm công việc thích hợp.