Tuyệt chiêu tiếp khách hàng người Nhật cùng sếp
Thứ ba, 11/10/2016 17:21 (GMT+7)
Khi bạn là nhân viên trong công ty của Nhật, để giao tiếp cũng như công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn thì chúng ta nên có những hiểu biết cơ bản về tác phong khi cùng sếp tiếp khách hàng người Nhật.
Gần như là một loại văn hoá trong kinh doanh, cứ hễ bạn trẻ tuổi và ưa nhìn thì dù ngành nghề nào, sếp cũng muốn bạn đi cùng khi gặp gỡ đối tác. Như vậy không có nghĩa bạn là một "cái bình bông" hay "mỹ nhân kế" như người ta vẫn hay đồn đại. Đây là một công việc và sẽ có những nguyên tắc riêng của nó. Đặc biệt khi bạn là nhân viên trong công ty của Nhật, để giao tiếp cũng như công việc trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn thì chúng ta nên có những hiểu biết cơ bản về tác phong khi cùng sếp tiếp khách hàng người Nhật.
Việc ăn uống, gặp gỡ thân mật ngoài công sở sẽ tạo ra một không gian cân bằng và thân thiện để 2 bên dễ dàng trao đổi và thương lượng. Ngay cả anh hùng cũng không thể chiến thắng một mình, nên nếu có một người thông minh, xinh đẹp bên cạnh, hẳn là sếp sẽ có uy hơn trước mặt đối tác. Hơn nữa, phụ nữ luôn nhạy bén hơn trong những chuyện quan sát đối tác, ghi nhớ những tiểu tiết và cho sếp những lời nhận xét khách quan.
LÀM GÌ TRONG NHỮNG BUỔI TIẾP KHÁCH?
Ăn uống: Tuy không phải nhiệm vụ chính nhưng như những lý do đã nêu trên, bạn đừng quên quan sát và ghi nhớ các tình tiết tiết nhé. Sếp chắc chắn không muốn nhận được câu trả lời qua loa khi hỏi bạn cảm thấy thế nào về buổi tiệc mà sếp đã dày công sắp xếp.Đặc biệt người Nhật Bản thường có những quy tắc riêng trên bàn ăn, vì vậy khi đi ăn với khách hàng Nhật, bạn cần lưu ý những điều sau để không xảy ra điều gì không mong muốn nhé.
1. Bàn ăn và chỗ ngồi
Quy tắc trên bàn ăn của người Nhật Bản cần phải nhớ
Nhà hàng Nhật thường có các bàn thấp và nệm ngồi trên chiếu Tatami thay vì các loại bàn ăn kiểu phương Tây. Trước khi ngồ vào bàn, bạn chú ý cởi giày và dép rồi hãy bước lên chiếu, chú ý là tránh giẫm lên nệm của người khác.
2. Cách ăn
Trên bàn ăn, người Nhật thường chờ cho tới khi có đủ các món và đông đủ mọi người mới dùng và bắt đầu bằng lời mời: "itadakimasu” nghĩa là “mời mọi người”. Nếu các món bắt buộc ăn ngay khi chưa đủ người, ai ăn trước sẽ nói "osaki ni itadakimasu" - “cho phép tôi ăn trước nhé”. Khi dùng bát nhỏ, bạn nên để bát lên gần miệng để gắp đồ ăn. Đối với món ăn bày ra đĩa to, bạn nên dùng đũa riêng của món đó để gắp thức ăn chứ không nên dùng đua cá nhân của mình. Khi ăn, nhai tạo ra tiếng hay xì mũi bị coi là bất lịch sự. Đặc biết Người Nhật thường ăn hết những thứ có trong khẩu phần ăn của mình, món ăn Nhật Bản thường được sắp ít hoặc vừa đủ để người ăn không bỏ lại, chính vì thế bạn chú ý là nên ăn hết phần của mình, nếu trong món đó có thành phần nào bạn không dùng được, hãy bảo nhà hàng đổi sang vị khác hay bỏ chúng đi. Rất lịch sự đúng không ạ?
Giao lưu và mở rộng mối quan hệ: Có rất nhiều điều bạn có thể học được từ những người xung quanh dù họ là bất kỳ ai. Hãy tận dụng cơ hội này để tìm hiểu thông tin trong ngành hoặc kinh nghiệm của người đi trước, sự thân thiện của bạn sẽ giúp thúc đẩy cơ hội làm việc giữa hai bên.
MỘT SỐ LƯU Ý CHO CÁC NÀNG
Bắt tay trong văn hóa Nhật Bản hiện đại
Khi bắt tay, lưng phải thẳng và nhất định phải nhìn thẳng vào mắt của đối phương. Khi bắt tay hãy nắm tay thật chặt. Nếu tay nắm không chặt, sẽ khiến cho đối phương cảm thấy bạn không có thành ý. Khi bắt tay có một nguyên tắc cơ bản là người ở địa vị cao hơn (lớn tuổi hơn, cấp trên) sẽ đưa tay ra trước. Theo quan niệm của người Nhật, nếu người dưới đưa tay trước thì sẽ là thất lễ, do hành động này mang ý nghĩa cưỡng ép, vô lễ với người trên. Nếu là giữa nam và nữ thì người nữ sẽ đưa tay ra trước – theo đúng ý nghĩa câu Lady First. Tuy nhiên, ở Nhật nam và nữ ít khi bắt tay nhau mà thường thay vào đó là một cái cúi đầu chào nhẹ.
Người Nhật quan niệm không được vừa cúi đầu chào vừa bắt tay, vì đây là hành động biểu thị ý nghĩa luồng cuối, thấp hèn. Bên cạnh đó, cũng không được vừa ngồi vừa bắt tay. Đó là cách đối nhân xử thế của những người đi làm trong văn hóa Nhật Bản hiện đại.
Cạn ly
Vấn đề này là quan trọng nhất đây. Đã gọi là đi tiếp khách ở đây thì không thoát khỏi việc phải cạn ly. Vậy nên một cô gái mảnh mai, tiểu lượng không mấy cao siêu thì cần phải xác định ngay từ đầu là mình không uống được và xin phép chỉ uống tượng trưng. Cũng nên uống một chút cho người ta nghe hơi thở có mùi mà biết mình hoà đồng, nên uống kèm nước lọc và nhấm nháp thức ăn để tránh bị say.
Bạn có thể nói “Kanpai”, sau đó chạm ly với mọi người. Nếu bạn đang uống rượu với một người có địa vị cao hơn, hãy chắc chắn là vành ly của bạn nằm dưới vành ly của họ khi chạm cốc. Bên cạnh đó, bạn nên xoay mặt khỏi phía của người có vị trí cao hơn một chút.
Cáo lui
Không ai bắt ép bạn phải ngồi với sếp đến phút cuối cùng nếu đó là một bữa tiệc thân mật với những đối tác quen thuộc. Hãy đưa ra những lý do tế nhị. Tốt nhất vẫn là báo với sếp ngay từ đầu về thời gian bạn muốn về để tránh đường xá xa xôi nguy hiểm. Thành thật chia sẻ hạn chế về thể chất, dù muốn vui đến đâu thì sếp cũng muốn ngày mai bạn khỏe mạnh đi làm và giúp sếp đạt được những mục tiêu đã đề ra
Trong những trường hợp mà bạn thật sự không còn cách nào khác thì nhắn tin cho bạn bè hoặc người thân gọi điện thoại kêu cần bạn giúp đỡ để lấy cớ rời khỏi bàn tiệc, chiêu này chỉ xài được một vài lần nên tránh lạm dụng nhé!
Cuối buổi
Nếu sếp quan tâm chắc chắn sẽ nhắn tin hoặc gọi điện để hỏi xem bạn đã về nhà an toàn chưa và có thiệt hại gì về tinh thần hay thể chất sau một ngày làm việc vất vả. Cứ tự nhiên và chân thành chia sẻ những cảm nghĩ của bạn, đừng ngại báo cáo nếu có vấn đề gì bạn cảm thấy thiệt thòi, như vậy sẽ giúp sếp và bạn hiểu nhau hơn cũng như có những cách hợp tác tốt hơn trong những đợt “công vụ” sắp tới.
Sưu tầm
Bạn đang muốn tìm một công việc phù hợp với khả năng và mong muốn của mình? VieclamJapan tư vấn hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ bạn tìm công việc thích hợp.