Quản trị Nhân sự

5 lý do ứng viên không đến phỏng vấn và cách hạn chế

Thứ tư, 01/07/2020 10:00 (GMT+7)

Có thể nói được mời đến buổi phỏng vấn việc làm là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, có rất nhiều ứng viên không xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn và điều đó khiến bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng cảm thấy thất vọng, thậm chí khó chịu. Có nhiều lý do khác nhau tại sao một ứng viên có thể không xuất hiện trong buổi phỏng vấn xin việc cũng như cách hạn chế tình trạng này mà các nhà tuyển dụng có thể tham khảo ngay sau đây.

Ứng viên không xuất hiện phỏng vấn - không hề báo trước. Gọi điện không nghe máy. Email không trả lời. Nhà tuyển dụng đang tuyệt vọng tìm kiếm ứng viên, hồi hộp khi có một CV đủ trình độ, nay lại phải chịu cảnh bị bỏ rơi.

Bi kịch này là chuyện "không của riêng ai". Hãy cùng Việc làm Japan tìm những lí do dẫn đến tình trạng này và cách khắc phụ nhé

 

Lí do ứng viên không xuất hiện trong buổi phỏng vấn

1. Ứng viên bận việc đột xuất

Không phải lúc nào kế hoạch cũng như ý muốn, nên nhiều khi ứng viên sẽ bận việc đột xuất khiến lỡ buổi phỏng vấn như ốm đau, gia đình xảy ra chuyện quan trọng… Tuy nhiên, họ cũng bận hoặc “đãng trí” không thông báo trước cho nhà tuyển dụng, và chỉ nhớ khi nhận thư hoặc cuộc gọi phản hồi.


2. Ứng viên quên lịch hẹn, nhớ nhầm ngày

Cũng gần như chuyện bận việc đột xuất, nhưng trong trường hợp này, ứng viên “đoảng” hơn khi họ quên hẳn lịch hẹn hoặc nhớ nhầm ngày. Điều này có thể do buổi phỏng vấn được lên lịch từ khá xa. Nếu tình huống này xảy ra, ngay cả khi ứng viên nhận ra rằng họ đã bỏ lỡ buổi phỏng vấn, có nhiều khả năng họ sẽ không muốn liên hệ lại với bạn.


3. Ứng viên chưa sẵn sàng tâm lý và năng lực

Một lý do khác thường gặp đó là nhiều ứng viên (nhất là những sinh viên mới ra trường) chưa sẵn sàng về tâm lý và kiến thức chuyên môn. Họ thiếu tự tin và cho rằng bản thân sẽ chẳng có hy vọng với buổi phỏng vấn thực tế, và tỉ lệ “bỏ cuộc” càng cao nếu nhà tuyển dụng là các doanh nghiệp lớn. Thế nên ứng viên tự động hủy hẹn và muốn dành thời gian cho các lựa chọn khác mà họ nghĩ là “vừa sức” với mình hơn.


4. Ứng viên không tìm được địa chỉ

Thoạt nghe qua thì đây có thể là một lý do rất hài hước, nhưng cũng không ít bạn do sơ ý không tìm hiểu trước nên chẳng thể tìm ra địa chỉ tuyển dụng. Bởi không phải công ty nào cũng đủ khả năng thuê mặt tiền hoành tráng, và không phải ứng viên nào cũng biết cách “chinh phục” các con đường ngoằn ngoèo ở những thành phố lớn. Có thể họ đã mất quá nhiều thời gian so với dự kiến và bị trễ hẹn nhiều giờ nên không “dám” liên lạc với nhà tuyển dụng vì tâm lý e ngại.


5. Bận rộn với công việc

Các ứng viên - người đang có công việc ổn định - thường phải “vật lộn” mới có được thời gian để đi phỏng vấn xin việc. Trong nhiều trường hợp, họ có thể “bớt” chút thời gian dành cho công việc vì không muốn khiến người quản lý khó chịu. Nếu có một sự cố nào đó xuất hiện vào phút cuối khiến họ không thể vắng mặt, họ buộc phải bỏ qua cuộc phỏng vấn và không liên hệ lại bởi họ biết rằng mình không còn cơ hội cho vị trí tuyển dụng đó.

 

Làm gì khi ứng viên không đến phỏng vấn?

Trước đây khi nhà tuyển dụng ở vị thế cao hơn ứng viên, tình trạng ứng viên biến mất khỏi phỏng vấn sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng bực mình vì cảm giác không được tôn trọng. Bực mình cũng phải thôi, chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn đâu phải đơn giản: nó làm xáo trộn lịch công việc của bao nhiêu người liên quan. 

Nhưng giờ đây khi mà đến hồ sơ gửi về còn thiếu thốn, thì tình trạng ứng viên không đến phỏng vấn là điều đáng buồn hơn là đáng giận.

Nếu ứng viên không báo trước về sự vắng mặt của mình, thì rất có thể bạn đang làm sai ở đâu đó. 

Dù sao đi nữa, phản ứng đầu tiên mà nhà tuyển dụng cũng không nên là “bỏ bom” điện thoại hay inbox của ứng viên bằng những từ ngữ tiêu cực. Càng không nên mặc kệ ứng viên và coi như “đường ai nấy đi” từ đó chỉ vì nghĩ rằng người đó không còn xứng đáng với sự quan tâm của bạn. Nếu mà ứng viên có điều đột xuất không thể thông báo (như gặp tai nạn?) thì sao? 

Lời khuyên tốt nhất cho các nhà tuyển dụng trong trường hợp như trên là viết một email follow-up tới ứng viên sau buổi phỏng vấn với đại ý như sau: “Như đã thống nhất về lịch phỏng vấn cho vị trí vào lúc , chúng tôi đã chờ nhưng rất tiếc lại không thấy bạn tới tham gia. Chúng tôi buộc phải mặc định rằng bạn không hứng thú với công việc này nữa và chính thức rút đơn ứng tuyển của mình. Nếu có bất kì lý do gì cụ thể khiến bạn không thể buổi phỏng vấn này, chúng tôi rất mong được biết. Xin cảm ơn!”

Dù nhận được phản hồi hay không, hành động này sẽ giúp ích cho thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp bạn rất nhiều. Hãy cho ứng viên biết bạn sẵn lòng lắng nghe họ bằng ngôn từ chân thành và lịch sự - họ sẽ cảm thấy sự chuyên nghiệp từ phía doanh nghiệp bạn. Nếu ứng viên trả lời cho bạn biết lí do của họ là gì thì đó là cơ hội tốt để bạn rút kinh nghiệm về sau. 


 

Bí quyết giúp hạn chế tình trạng ứng viên không tham gia phỏng vấn dù đã hẹn

Hãy làm mọi thứ có thể nhằm giúp ứng viên có mặt trong buổi phỏng vấn vì như thế bạn sẽ không bỏ lỡ các nhân viên tiềm năng, điển hình là một số cách sau.

1. Hướng dẫn tận tình và nhắc nhở thường xuyên

Hãy chắc chắn rằng ứng viên biết địa chỉ phỏng vấn cụ thể, làm thế nào để đến đó, cần mang theo giấy tờ gì, thời gian khi nào, gặp ai và nhiều thông tin cần thiết khác. Thậm chí bạn có thể gọi điện nhắc nhở ứng viên về buổi phỏng vấn 1 ngày và 2 tiếng đồng hồ trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu nhằm đảm bảo họ nhớ đến nó, đặc biệt khi cuộc gặp gỡ này được lên lịch khá lâu.


2. Hãy thân thiện

Bạn cần tìm cách để thể hiện sự thân thiện với ứng viên nhằm giảm bớt sự lo lắng của họ. Chẳng hạn, sắp xếp một cuộc trò chuyện qua điện thoại ngắn giữa họ với người phỏng vấn chính trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu hoặc cung cấp cho họ một vài câu hỏi để chuẩn bị. Những điều khá nhỏ như thế này có thể giúp giảm bớt phần nào sự lo lắng của ứng viên.


3. Linh hoạt sắp xếp

Nếu ứng viên hiện đang có việc làm, bạn có thể linh hoạt sắp xếp phỏng vấn sau giờ làm hoặc cho họ biết rằng bạn sẽ có thể lên lịch lại miễn là họ báo trước. Sự linh hoạt này sẽ rất hữu dụng với các ứng viên đang làm việc và giúp bạn không bỏ lỡ cơ hội mang về cho công ty những nhân viên đầy tiềm năng.

Sử dụng hình ảnh của Unplash

Bài: Sưu tầm
Cẩm nang Xin việc Phỏng vấn / VieclamJapan

Dễ dàng và nhanh chóng tạo
hồ sơ trực tuyến ứng tuyển

việc làm tiếng Nhật  

vào những công ty hàng đầu tại
Việt Nam và Nhật Bản..

ĐĂNG KÝ HỒ SƠ NGAY!

VỀ VIECLAMJAPAN

VỀ VIECLAMJAPAN

Website hàng đầu về tuyển dụng &

việc làm tiếng Nhật 

trong các công ty Nhật tại Việt Nam và Nhật Bản

Xem chi tiết

HỖ TRỢ TÌM VIỆC

HỖ TRỢ TÌM VIỆC

Bạn đang muốn tìm một công việc phù hợp với khả năng và mong muốn của mình? VieclamJapan tư vấn hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ bạn tìm công việc thích hợp.

Xem chi tiết