20 Lưu Ý Khi Phỏng Vấn Tại Công Ty Nhật
Thứ ba, 30/10/2018 19:31 (GMT+7)
Tháng 4 thường là mùa tuyển dụng của các công ty Nhật. Bằng những lưu ý trong bài viết này, hi vọng bạn sẽ có một buổi phỏng vấn suôn sẻ và để lại ấn tượng tốt đẹp về nhân sự Việt Nam trong suy nghĩ của những nhà tuyển dụng Nhật Bản.
1. Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Cần nhớ
Cần lưu ý
Người Nhật luôn biết rõ thông tin về công ty vì họ luôn tự hào về công ty cũng như công việc đang làm. Vì vậy, ngoài thông tin về vị trí muốn ứng tuyển ra, bạn nên tìm hiểu thêm:
Trong lúc phỏng vấn, bạn nên đưa một vài thông tin trên vào cuộc nói chuyện một cách tự nhiên. Họ sẽ nhận thấy được rằng bạn thực sự quan tâm đến công ty, và hơn nữa, alf bạn luôn tìm hiểu thông tin CHU ĐÁO như thế nào.
2. Trong buổi phỏng vấn
Cần nhớ
Cần lưu ý:
Đến sớm 10 phút
Liệu đường có kẹt xe không? Bạn muốn kiểm tra lại trang phục trước khi vào phòng phỏng vấn? Hoặc có thể người phụ trách đến sớm hơn và ngồi đợi bạn? Bằng việc đến trước giờ hẹn ít nhất 10 phút, bạn đã cho thấy “Tôi thực sự SẴN SÀNG” về nhiều nghĩa.
Vị trí ngồi
Trong tác phong ứng xử của người Nhật, vị trí ngồi phản ánh thứ bậc trong một nhóm, đồng thời thể hiện sự TÔN TRỌNG của mình với đối tác.
Trường hợp người phụ trách đã ngồi sẵn đợi bạn, bạn chỉ cần ngồi vào phía đối diện. Nếu người phụ trách chưa đến, bạn nên đứng đợi. Khi người phụ trách bước vào cửa, bạn nên từ tốn hỏi rằng mình nên ngồi đâu, tránh vội vàng ngồi xuống ngay mà thất lễ bạn nhé.
Hãy nói chuyện
Khi phỏng vấn, người Nhật luôn hỏi: “Bạn có điều gì muốn hỏi hay không?”, ngụ ý để xem xét ứng cử viên thể hiện bản thân mình như thế nào. Do đó, bạn hãy mạnh dạn trả lời “Có” để biến cuộc phỏng vấn thành một cuộc trò chuyện vừa vui vẻ vừa đầy đủ thông tin cho cả hai bên. Việc bạn đặt ra câu hỏi sẽ thể hiện được việc bạn thực sự QUAN TÂM đến công việc này và bạn có khả năng CHỦ ĐỘNG ngay cả trong những tình huống “một đối một” thế này. Về điểm này, thì không riêng người Nhật mà bất kỳ ông chủ nào cũng muốn có một nhân viên như vậy.
Người Nhật quan trọng sự THÀNH THẬT hơn bất cứ điều gì. Đừng vẽ ra cho họ một hình ảnh không thật về bạn, để rồi khi được nhận vào công ty, bộ mặt thật của bạn hiện ra.
Trong xã hội Nhật, có chuyên môn và kinh nghiệm chưa hẳn đã là một lợi thế. Công ty Nhật có thể tuyển dụng một sinh viên mới ra trường, thậm chí làm trái với chuyên ngành họ học, miễn là người đó luôn có tinh thần học hỏi, CẦU TIẾN, không ngại gian khổ. Vì vậy, đừng ngại để nói ra một việc bạn chưa rõ hay chưa biết, miễn là bạn có KHÁT KHAO HỌC HỎI.
Tạo được ấn tượng với người phỏng vấn bạn, đó là một lợi thế lớn, đặc biệt khi “tỉ lệ choi” cao. Chẳng có lí do gì để người phụ trách phải chọn 1 người nhạt nhòa trong khi ứng cử viên sáng giá hơn vẫn còn ở ngoài kia. Một suy nghĩ thú vị hay một biệt danh thú vị sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ nhớ đến bạn hơn. Ví dụ, “Tôi tên là Nhàn. Nhưng do trong tiếng Nhật, tên tôi đọc lên nghe như âm của tiếng mèo kêu, nên anh/chị có thể gọi tôi là “Nyan ko” (nghĩa là con mèo) cũng được.” Ai cũng mong được làm việc với một đồng nghiệp THÚ VỊ. Và người phụ trách phỏng vấn bạn cũng không phải là một ngoại lệ.
Lời cảm ơn trước khi kết thúc buổi phỏng vấn
Lời cảm ơn luôn được coi trọng trong một xã hội trọng lễ nghĩa, phép tắc như nước Nhật, đặc biệt là trong văn hóa ứng xử trong công ty. Hãy cho họ thấy bạn là một người biết LỄ NGHĨA và hãy để lời cảm ơn chân thành từ bạn là cái kết đẹp cho buổi phỏng vấn.
3. Sau khi phỏng vấn
Cần nhớ
Cần lưu ý:
Gửi email cảm ơn
Sau khi phỏng vấn, người phụ trách sẽ luôn hẹn bạn một ngày hoặc một khoảng thời gian cụ thể cho một vòng phỏng vấn nữa hoặc trả lời kết quả phỏng vấn hôm nay cho bạn. Đừng quá nôn nóng goi điện thoại lại trước ngày đã hẹn trước. Thay vì ngồi đợi mà không làm gì cả, để đảm bảo việc liên lạc được thông suốt giữa bạn và người phụ trách tuyển dụng, bạn có thể gửi một email cảm ơn. Đây cũng xem như một điểm cộng nữa cho sự chu đáo của bạn, một lời “nhắc khéo” rằng bạn đang rất mong đợi kết quả.
Những điều cần biết khác
1. Các hình thức phỏng vấn thường thấy trong công ty Nhật
Hình thức phỏng vấn vòng 1: 1 ứng viên x 1 người phụ trách
Hình thức phỏng vấn vòng 2: 1 ứng viên x 2-3 người phụ trách
Khác: phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc
2. Quy trình phỏng vấn
Người Nhật thường không cảm thấy thoải mái khi làm việc trong một môi trường có nền văn hóa khác biệt. Vì vậy, hãy cho họ thất, bạn là người có phép tắc, lễ nghĩa, biết tôn trọng văn hóa công ty cũng như văn hóa đất nước Nhật Bản.
Kilala.vn/ VieclamJapan
Bạn đang muốn tìm một công việc phù hợp với khả năng và mong muốn của mình? VieclamJapan tư vấn hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ bạn tìm công việc thích hợp.